Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh

  1. Lĩnh vực:
    • Thú y
  2. Trình tự thực hiện:
    • Bước 1: Trước khi vận chuyển động vật ra khỏi địa bàn cấp tỉnh chủ hàng phải đăng ký kiểm dịch với Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Nam (sau đây gọi là Chi cục) hoặc Trạm thuộc Chi cục được ủy quyền.
    • Bước 2: a) Kiểm dịch động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh - Nội dung kiểm dịch đối với động vật xuất phát từ cơ sở theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật thú y, Chi cục thực hiện như sau: + Kiểm tra lâm sàng; + Lấy mẫu xét nghiệm bệnh theo quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT; + Niêm phong, kẹp chì phương tiện chứa đựng, vận chuyển động vật; + Hướng dẫn, giám sát chủ hàng thực hiện tiêu độc khử trùng phương tiện chứa đựng, vận chuyển động vật; + Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch; + Thông báo cho cơ quan kiểm dịch động vật nội địa nơi đến (sau đây gọi là Chi cục nơi đến) qua thư điện tử hoặc fax các thông tin sau đây: Số Giấy chứng nhận kiểm dịch, ngày cấp, số lượng hàng, mục đích sử dụng, biển kiểm soát phương tiện vận chuyển. Thực hiện thông báo ngay sau khi cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch đối với động vật vận chuyển để làm giống, tổng hợp thông báo theo tuần đối với động vật vận chuyển để giết mổ; + Trường hợp động vật không bảo đảm các yêu cầu vệ sinh thú y, Chi cục không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch và tiến hành xử lý theo quy định. - Nội dung kiểm dịch đối với động vật xuất phát từ cơ sở đã được công nhận an toàn dịch bệnh hoặc đã được giám sát không có mầm bệnh hoặc đã được phòng bệnh bằng vắc xin và còn miễn dịch bảo hộ với các bệnh theo quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT, Chi cục thực hiện như sau: + Niêm phong, kẹp chì phương tiện chứa đựng, vận chuyển động vật; + Hướng dẫn, giám sát chủ hàng thực hiện tiêu độc khử trùng phương tiện chứa đựng, vận chuyển động vật; + Thông báo cho Chi cục nơi đến qua thư điện tử hoặc fax các thông tin sau đây: Số Giấy chứng nhận kiểm dịch, ngày cấp, số lượng hàng, mục đích sử dụng, biển kiểm soát phương tiện vận chuyển. Thực hiện thông báo ngay sau khi cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch đối với động vật vận chuyển để làm giống, tổng hợp thông báo theo tuần đối với động vật vận chuyển để giết mổ; b) Kiểm dịch sản phẩm động vật trên cạn vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh - Nội dung kiểm dịch đối với sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật thú y, Chi cục thực hiện như sau: + Kiểm tra thực trạng hàng hóa; điều kiện bao gói, bảo quản sản phẩm động vật; + Lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu vệ sinh thú y theo quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT; + Niêm phong, kẹp chì phương tiện chứa đựng, vận chuyển sản phẩm động vật; + Hướng dẫn, giám sát chủ hàng thực hiện tiêu độc khử trùng phương tiện chứa đựng, vận chuyển sản phẩm động vật; + Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch; + Trường hợp sản phẩm động vật không bảo đảm các yêu cầu vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch và tiến hành xử lý theo quy định; + Tổng hợp thông báo theo tuần cho Chi cục nơi đến qua thư điện tử hoặc fax các thông tin sau đây: Số Giấy chứng nhận kiểm dịch, ngày cấp, loại hàng, số lượng hàng, mục đích sử dụng, biển kiểm soát phương tiện vận chuyển. - Nội dung kiểm dịch đối với sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở đã được công nhận an toàn dịch bệnh hoặc đã được giám sát không có mầm bệnh hoặc đã được phòng bệnh bằng vắc xin và còn miễn dịch bảo hộ với các bệnh theo quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT, từ cơ sở sơ chế, chế biến được định kỳ kiểm tra vệ sinh thú y, Chi cục thực hiện như sau: + Niêm phong, kẹp chì phương tiện chứa đựng, vận chuyển sản phẩm động vật; + Hướng dẫn, giám sát chủ hàng thực hiện tiêu độc khử trùng phương tiện chứa đựng, vận chuyển sản phẩm động vật; + Tổng hợp thông báo theo tuần cho cơ quan kiểm dịch động vật nội địa nơi đến qua thư điện tử hoặc fax các thông tin sau đây: Số Giấy chứng nhận kiểm dịch, ngày cấp, loại hàng, số lượng hàng, mục đích sử dụng, biển kiểm soát phương tiện vận chuyển.
  3. Cách thức thực hiện:
    Hình thức nộp Thời hạn giải quyết Phí, lệ phí Mô tả
    Trực tiếp
    - Đối với động vật, sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở đã được công nhận an toàn dịch bệnh hoặc đã được giám sát không có mầm bệnh hoặc đã được phòng bệnh bằng vắc xin và còn miễn dịch bảo hộ với các bệnh theo quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT, từ cơ sở sơ chế, chế biến được định kỳ kiểm tra vệ sinh thú y: 01 (một) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đăng ký kiểm dịch; - Đối với động vật, sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở thu gom, kinh doanh; Động vật, sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở chăn nuôi chưa được giám sát dịch bệnh động vật; Động vật chưa được phòng bệnh theo quy định tại khoản 4, Điều 15, của Luật Thú y hoặc đã được phòng bệnh bằng vắc-xin nhưng không còn miễn dịch bảo hộ; Động vật, sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở chưa được công nhận an toàn dịch bệnh động vật; Sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm động vật chưa được định kỳ kiểm tra vệ sinh thú y hoặc khi có yêu cầu của chủ hàng: 04 (bốn) ngày làm việc. + 01 (một) ngày làm việc kể từ khi nhận được đăng ký kiểm dịch, Chi cục quyết định và thông báo cho chủ hàng về địa điểm và thời gian kiểm dịch. + 03 (ba) ngày làm việc kể từ khi bắt đầu kiểm dịch, nếu đáp ứng yêu cầu kiểm dịch thì cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch; trường hợp kéo dài hơn 03 (ba) ngày làm việc hoặc không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thì Chi cục thông báo, trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Khác
    Nộp qua bưu chính công ích
    - Đối với động vật, sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở đã được công nhận an toàn dịch bệnh hoặc đã được giám sát không có mầm bệnh hoặc đã được phòng bệnh bằng vắc xin và còn miễn dịch bảo hộ với các bệnh theo quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT, từ cơ sở sơ chế, chế biến được định kỳ kiểm tra vệ sinh thú y: 01 (một) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đăng ký kiểm dịch; - Đối với động vật, sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở thu gom, kinh doanh; Động vật, sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở chăn nuôi chưa được giám sát dịch bệnh động vật; Động vật chưa được phòng bệnh theo quy định tại khoản 4, Điều 15, của Luật Thú y hoặc đã được phòng bệnh bằng vắc-xin nhưng không còn miễn dịch bảo hộ; Động vật, sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở chưa được công nhận an toàn dịch bệnh động vật; Sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm động vật chưa được định kỳ kiểm tra vệ sinh thú y hoặc khi có yêu cầu của chủ hàng: 04 (bốn) ngày làm việc. + 01 (một) ngày làm việc kể từ khi nhận được đăng ký kiểm dịch, Chi cục quyết định và thông báo cho chủ hàng về địa điểm và thời gian kiểm dịch. + 03 (ba) ngày làm việc kể từ khi bắt đầu kiểm dịch, nếu đáp ứng yêu cầu kiểm dịch thì cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch; trường hợp kéo dài hơn 03 (ba) ngày làm việc hoặc không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thì Chi cục thông báo, trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Khác
  4. Thành phần, số lượng hồ sơ:
    Thành phần hồ sơ
    Tên giấy tờ Mẫu đơn, tờ khai Số lượng
    Giấy đăng ký theo Mẫu 1 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT
    Số lượng bản chính: 1
    Số lượng bản sao: 0
  5. Đối tượng thực hiện:
    • Công dân Việt Nam
    • Doanh nghiệp
    • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
    • Hợp tác xã
  6. Cơ quan thực hiện:
    • Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Tỉnh Quảng Nam
    • Chi cục Chăn nuôi và Thú y -Tỉnh Quảng Nam
  7. Cơ quan có thẩm quyền:
    • Chi cục Chăn nuôi và Thú y -Tỉnh Quảng Nam
  8. Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ:
    • Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Nam (Quốc lộ 1A, phường Hòa Thuận, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam)
  9. Cơ quan được uỷ quyền:
  10. Cơ quan phối hợp:
  11. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
    • Giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh
    • Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh
    • Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh
    • Giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh
  12. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
    Số ký hiệu Trích yếu Ngày ban hành Cơ quan ban hành
    25/2016/TT-BNNPTNT
    Quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn
    2016-06-30
    283/2016/TT-BTC
    QQuy định khung giá dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động vật, chẩn đoán thú y và dịch vụ kiểm nghiệm thuốc dùng cho động vật
    2016-11-14
    285/2016/TT-BTC
    QUY ĐỊNH MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ PHÍ, LỆ PHÍ TRONG CÔNG TÁC THÚ Y DO BỘ TÀI CHÍNH BAN HÀNH
    2016-11-14
    35/2018/TT-BNNPTNT
    Sửa đổi, bổ sung Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn
    2018-12-25
    Luật 79/2015/QH13
    Luật Thú y
    2015-06-19
  13. Yêu cầu, điều kiện thực hiện:
  14. Từ khoá:
    • Không có thông tin
  15. Mô tả:
    • Không có thông tin