Định hướng tuyên truyền:
1. Thông tin, tuyên truyền sâu rộng đến chi bộ và địa bàn dân cư về quan điểm chỉ đạo “An ninh, an toàn thực phẩm là vấn đề hệ trọng, vừa cấp bách, vừa lâu dài; tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nhân dân, chất lượng giống nòi dân tộc”, 06 nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm mà Chỉ thị số 17-CT/TW đã đề ra.
Đẩy mạnh tuyên truyền 07 nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm được nêu trong Kế hoạch số 236-KH/TU: (1) Quán triệt, tuyên truyền, vận động, giáo dục nâng cao nhận thức về an ninh, an toàn thực phẩm; (2) Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền đối với công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm; (3) Tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách của tỉnh về an ninh, an toàn thực phẩm phù hợp với tình hình mới; nâng cao năng lực phòng ngừa, chủ động xử lý ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm; (4) Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm; (5) Xây dựng các chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn, chất lượng, ưu tiên phát triển các vùng chuyên canh, sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn; (6) Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước theo hướng thống nhất chỉ một đầu mối thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm; (7) Tăng cường vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội, Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh.
2. Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các cơ chế, chính sách, văn bản pháp luật về công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm; cải cách thủ tục hành chính, danh mục và thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, giải quyết các thủ tục hành chính mức độ 3, 4 thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm trên Cổng dịch vụ công tỉnh Quảng Nam (http//:dichvucong.quangnam.gov.vn).
3. Cung cấp thông tin, dịch vụ tư vấn, hỗ trợ pháp luật về bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm; kịp thời thông tin, tuyên truyền, biểu dương các điển hình tiên tiến, các mô hình sản xuất kinh doanh thực phẩm sạch, an toàn; tôn vinh các sản phẩm bảo đảm tốt chất lượng an toàn thực phẩm, các tổ chức, đơn vị, cá nhân có thành tích tốt trong công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm; công khai các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, chất lượng cao; kịp thời thông tin các sơ sở vi phạm, tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh, an toàn thực phẩm theo quy định.
4. Tuyên truyền, phát động phong trào toàn dân thực hiện tố giác các hành vi vi phạm an ninh, an toàn thực phẩm; tạo dư luận trong xã hội và người tiêu dùng lên án, tẩy chay các sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm an toàn thực phẩm, kiên quyết đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực và lợi ích nhóm trong lĩnh vực an ninh, an toàn thực phẩm. Thông tin, tuyên truyền số điện thoại đường dây nóng của các cơ quan chức năng và đầu mối tiếp nhận, xử lý tố giác, phản ánh của tổ chức, cá nhân về các hành vi vi phạm an ninh, an toàn thực phẩm. Thông tin kết quả thanh tra, kiểm tra, xử lý, giải quyết các vụ việc vi phạm an ninh, an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh.
5. Tập trung tuyên truyền Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới 2021-2025, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; quảng bá những sản phẩm sạch, an toàn, chất lượng, đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn; quảng bá sản phẩm OCOP của tỉnh.
6. Đổi mới, đa dạng hóa các hình thức, phương pháp thông tin, tuyên truyền, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, xác định trách nhiệm và hành động của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội, cán bộ, đảng viên và Nhân dân trên địa bàn tỉnh trong công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm. Chú trọng công tác truyền thông về trách nhiệm quản lý, bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm; thay đổi hành vi trong sản xuất, chế biến, kinh doanh, sử dụng thực phẩm; đổi mới, tăng số lượng, nâng cao chất lượng tài liệu, sản phẩm truyền thông phong phú, đa dạng, phù hợp với từng đối tượng, từng địa bàn. 7. Phát huy vai trò của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp trong công tác thông tin, tuyên truyền về an ninh, an toàn thực phẩm. Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền về an ninh, an toàn thực phẩm trên báo chí, truyền thông đa phương tiện, internet, mạng xã hội, sách, tạp chí, bản tin, ấn phẩm, tài liệu tuyên truyền, tờ rơi, tờ gấp; tuyên truyền cổ động trực quan bằng panô, áp phích, băng rôn, biểu ngữ, bảng điện tử, xe lưu động; hội thi, các hoạt động triển lãm, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao…/.
Tải văn bản tại đây