Xây dựng kế hoạch chuyển đổi số trong lĩnh vực Trồng trọt và Bảo vệ thực vật

Chi cục Trồng trọt và BVTV Quảng Nam đã đề xuất các nguồn dữ liệu để thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu lĩnh vực Trồng trọt và BVTV gồm các nội dung chính, như: 

(1) Cơ sở dữ liệu về sản xuất trồng trọt (Dữ liệu về sản xuất; Dữ liệu về liên kết, hợp tác sản xuất; Dữ liệu về cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, VietGAP, sản xuất hữu cơ được chứng nhận; Dữ liệu về mã số vùng trồng; Dữ liệu về thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh; Dữ liệu về đất đai phục vụ phát triển ngành).

(2) Cơ sở dữ liệu sản xuất, kinh doanh vật tư Nông nghiệp (Dữ liệu về tổ chức, cá nhân đủ điều kiện sản xuất giống cây trồng; Dữ liệu về cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng; Dữ liệu thông tin về cơ sở kinh doanh VTNN)

Những cơ sở dữ liệu dùng chung này hướng tới phục vụ cho người sản xuất, doanh nghiệp và người tiêu dùng, nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc bố trí sản xuất, lưu thông hàng hóa và kiểm soát chất lượng vật tư, nông sản một cách thuận tiện, minh bạch.

Mô hình trồng rau thủy canh tại Hội An, Quảng Nam

Ngoài ra, để hướng dẫn doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất thực hiện phát triển sản xuất gắn với chuyển đổi số, thời gian qua Chi cục Trồng trọt và BVTV đã xây dựng Phương án hướng dẫn thực hiện thí điểm chuyển đổi số trong sản xuất, thu hoạch, chế biến, tiêu thụ cho một số sản phẩm nông sản chủ lực, sản phẩm OCOP như: cây Măng cụt tại HTX Tiền Phong, huyện Tiên Phước; Nếp Hương Bầu tại HTX DVNN Bình Đào, huyện Thăng Bình; cây ớt của HTX Lệ Bắc, xã Duy Châu, huyện Duy Xuyên. Hiện nay các phương án này đang trình cấp có thẩm quyền phê duyệt thực hiện

Việc xây dựng cơ sở dữ liệu ứng dụng công nghệ số để số hóa dữ liệu quản lý, hướng đến tự động hoá trong quy trình thu thập - xử lý - báo cáo - lưu trữ hệ thống sẽ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý ngành; số hoá quy trình sản xuất an toàn, hình thành mạng lưới quan sát - quan trắc, truy xuất nguồn gốc theo chuỗi cung ứng sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất và đảm bảo thông tin truy xuất được thuận tiện, minh bạch, chính xác; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu lớn về thổ nhưỡng, về đặc tính thích nghi của cây trồng, về thông tin thị trường,... phục vụ công tác định hướng phát triển vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, an toàn, tuần hoàn gắn với hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu, quảng bá sản phẩm nông nghiệp góp phần tạo giá trị mới cho nông sản của địa phương./.

Tin liên quan