Hội thảo Xây dựng “Chương trình phát triển sâm Việt Nam đến năm 2030 và định hướng 2045”

Chiều ngày 15/6/2022, tại tỉnh Quảng Nam, Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội thảo Xây dựng “Chương trình phát triển sâm Việt Nam đến năm 2030 và định hướng 2045”; Đồng chủ trì Hội thảo: ông Lê Quốc Doanh - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT; ông Trần Quang Bảo - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp; ông Hồ Quang Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam. Tham dự Hội thảo, về phía Trung ương có đại diện lãnh đạo: Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Y tế; Viện Dược liệu, Cục Quản lý YDCT, Tổng cục Lâm Nghiệp, Vụ Kế hoạch, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Cục Trồng trọt, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (Trung tâm nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ), Viện KHKT Nông nghiệp Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; về phía tỉnh Quảng Nam: đại diện Thường trực Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy; lãnh đạo UBND tỉnh, UBMTTQVN tỉnh; Thường trực HĐND tỉnh, các Sở, Ban, ngành; đại diện lãnh đạo UBND các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam và hộ, nhóm hộ trồng và di thực Sâm Ngọc Linh; đại diện các Công ty thuê môi trường rừng trồng và phát triển Sâm Ngọc Linh trong và ngoài tỉnh Quảng Nam. Ngoài ra, Hội thảo có sự tham dự của lãnh đạo UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Thừa Thiên Huế, Nghệ An, Lào Cai và Lai Châu.

 

Description: A group of people sitting at tables

Description automatically generated with low confidence

Quang cảnh tại Hội thảo xây dựng “Chương trình phát triển giải trí Vệt Nam đến năm 2030 và định hướng 2045”

          Thực hiện sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 1604/VPCP-NN ngày 15/3/2022 giao cho Bộ Nông nghiệp và PTNT chủ trì phối hợp với các Bộ, Ngành và địa phương hai tỉnh Quảng Nam và Kon Tum  xây dựng “Chương trình phát triển sâm Việt nam đến năm 2030 và định hướng đến năm 2045”. Hội thảo “Chương trình phát triển sâm Việt Nam đến năm 2030” nhằm trao đổi, thảo luận và tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện các chương trình, dự án phát triển Sâm trong thời gian qua. Đồng thời, thảo luận, góp ý kiến đối với dự thảo “Chương trình phát triển sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” nhằm mục tiêu xây dựng và phát triển Sâm Việt Nam thành ngành hàng có giá trị kinh tế cao, mang thương hiệu sản phẩm quốc gia gắn với sử dụng bền vững tài nguyên rừng trên cơ sở khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương, tăng thu nhập cho người làm rừng, góp phần phát triển kinh tế- xã hội địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, bảo đảm quốc phòng – an ninh.

Description: A group of people sitting in a room with a projector screen

Description automatically generated with low confidence

 Ông Vũ Thành Nam – Phó Vụ trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Báo cáo Dự thảo “Chương trình phát triển Sâm Việt Nam đến năm 2030 và định hướng 2045”

Theo báo cáo của Tổng Cục Lâm Nghiệp cho biết: Sâm Việt Nam là các loài sâm thuộc chi Panax họ Araliaceae có phân bổ tự nhiên ở Việt Nam, gồm có: sâm Ngọc Linh, sâm Lai Châu, sâm Lang Biang và loài sâm Puxailaixeng. Trong đó, sâm Ngọc Linh là một trong những loài sâm có hàm lượng saponin khung dammarane cao nhất (khoảng 12-15%) và lượng saponin nhiều nhất. Hiện nay, một số địa phương đã nuôi trồng, phát triển Sâm, trong đó chủ yếu là Sâm Ngọc Linh, nhiều nhất là tỉnh Quảng Nam và Kon Tum với diện tích 6.000 ha. Tuy nhiên, việc gây trồng, chế biến, tiêu thụ Sâm còn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh như thiếu quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu; thiếu nguồn giống đảm bảo chất lượng; thiếu cơ sở chế biến sâu; công tác quảng bá, xúc tiến, xây dựng thương hiệu còn hạn chế.