Hàm lượng dược chất của một số cây dược liệu tại vùng núi Quảng Nam

HÀM LƯỢNG DƯỢC CHẤT CỦA MỘT SỐ CÂY DƯỢC LIỆU TẠI VÙNG NÚI QUẢNG NAM

Quảng Nam có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi để phát triển nhiều loại cây dược liệu giá trị cao như: Đảng sâm, Ba kích tím, Sa nhân, Đương quy, Giảo cổ lam, Lan kim tuyến, Nghệ, Cà gai leo và Đinh lăng…Tuy nhiên, hàm lượng dược chất của từng loại ở mỗi vùng hầu như chưa có tài liệu nào ghi nhân. Để có cơ sở đánh giá thêm về chất lượng một số cây dược liệu, thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thực hiện lấy mẫu 03 cây dược liệu trồng khá phổ biến trên địa bàn tỉnh để phân tích xác định hàm lượng dược tính, đó là: Ba kích tím, Đảng sâm và Giảo cổ lam 7 lá.   

Mẫu dược liệu được lấy chủ yếu tại rừng tự nhiên (xuất xứ cây bản địa) và tại các vùng trồng di thực; với số lượng là 12 mẫu: Cây Đảng sâm: 06 mẫu, cây Ba kích tím: 03 mẫu và cây Giảo cổ lam: 03 mẫu; đối với cây Đảng sâm lấy mẫu trên 02 loại (Mẫu Đảng sâm lá trơn xanh, mỏng, không có lông so với mẫu Đảng sâm lá dày, xanh đậm,có lông). Về chỉ tiêu phân tích: Đối với Cây Ba kích tím gồm hàm lượng nystose và hàm lượng rubiadin; cây Đảng sâm gồm hàm lượng α-spinasterol 3-O-β-D- glucopyranosid, hàm lượng Polysaccharid tổng số và chất chiết được trong dược liệu; đối với cây Giảo cổ lam 7 lá gồm hàm lượng flavonoid toàn phần và hàm lượng saponin toàn phần.

Kết quả phân tích các mẫu Ba kích có hàm lượng nystose đạt 2,1; 2,2 và 2,9%; theo Dược điển Trung Quốc 2015, chuyên luận Ba kích quy định chỉ tiêu định lượng nystose trong Ba kích không được thấp hơn 2% (Dược điển Việt Nam chuyên luận Ba Kích chưa có chỉ tiêu định lượng). Về hàm lượng ubiadin của các mẫu Ba kích là 3,8; 2,6 và 0,9ug/g.

Bảng 1: Kkết quả phân tích một số hoạt chất chính cây Ba kích tím

TT

Địa điểm lấy mẫu

Chỉ tiêu phân tích

Hàm lượng nystose

Hàm lượng rubiadin

Đơn vị tính

Kết quả

Đơn vị tính

Kết quả

1

Phước Sơn

%

2,2

ug/g

3,8

2

Xã Lăng (1),  Tây Giang

%

2,1

ug/g

0,9

3

Xã Lăng (2), Tây Giang

%

2,9

ug/g

2,6

Kết quả phân tích các mẫu Đảng sâm: Chỉ tiêu chất chiết được trong dược liệu của 06 mẫu Đảng sâm thu được là từ 49,8 đến 81,0%; đều lớn hơn quy định của Dược điển Việt Nam là 35% (theo Dược điển Việt Nam chuyên luận Đảng sâm Việt Nam không có chỉ tiêu định lượng đến hoạt chất, chỉ có chỉ tiêu chất chiết được trong dược liệu). Hàm lượng Polysaccharid ở hầu hết các mẫu Đảng sâm đều khá cao, cao nhất là mẫu Đảng sâm ở xã Trà Nam đạt đến 38%; thấp nhất là mẫu Đảng sâm ở xã Trà Linh đạt 23,5%. Riêng hàm lượng Polysaccharid của 02 mẫu Đảng sâm tại xã Ch’Ơm cho thấy: Mẫu Đảng sâm lá trơn, mỏng, không có lông (mẫu ký hiệu số 2) cao hơn so với mẫu Đảng sâm lá dày, xanh đậm, có lông; hàm lượng Polysaccharid tương ứng là 29% và 26,2%. Qua đó, cho thấy mẫu Đảng sâm ở xã Trà Nam, huyện Nam Trà My có hàm lượng một số hoạt chất chính khá cao so với các mẫu còn lại.

Bảng2: Kết quả phân tích một số hoạt chất chính cây Đảng sâm

TT

Địa điểm lấy mẫu

Chỉ tiêu phân tích

Chất chiết được

trong dược liệu

Hàm lượng α-spinasterol 3-O-β-D- glucopyranosid

Hàm lượng

Polysaccharid tổng số

Đơn vị tính

Kết quả

Đơn vị tính

Kết quả

Đơn vị tính

Kết quả

1

Trà Linh,

Nam Trà My

%

49,8

%

0,031

%

23,5

2

Trà Nam,

Nam Trà My

%

81,0

%

0,020

%

38,0

3

Trà Cang,

Nam Trà My

%

71,9

%

0,022

%

26,5

4

Ga Ri,

Tây Giang

%

62,2

%

0,016

%

31,7

5

Ch’Ơm (1),

Tây Giang

%

65,5

%

0,019

%

26,2

6

Ch’Ơm (2),

Tây Giang

%

57,2

%

Tin liên quan