Hội nghị toàn quốc về công tác quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ năm 2020 và đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Ngày 11/11/2020, tại Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị toàn quốc về công tác quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ năm 2020 và đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Tham dự Hội nghị có đại diện:

Ngày 11/11/2020, tại Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị toàn quốc về công tác quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ năm 2020 và đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Tham dự Hội nghị có đại diện: Văn hòng Chính phủ; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài nguyên và Môi trường; một số đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT; một số Sở Nông nghiệp và PTNT và Ban quản lý rừng đặc dụng và phòng hộ; Hiệp hội các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên; các tổ chức quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học và các nhà khoa học tại Việt Nam.

Hiện nay, trên cả nước đã hình thành hệ thống rừng đặc dụng trên 2,2 triệu ha chiếm gần 15%; rừng phòng hộ là 4,64 triệu ha chiếm khoảng 31,8%, tổng diện tích 02 loại rừng này là 6,9 triệu ha. Bên cạnh đó, đến nay cả nước đã thành lập 398 Ban quản lý rừng (167 ban quản lý rừng đặc dụng; 231 ban quản lý rừng phòng hộ), quản lý gần 50% diện tích rừng của toàn quốc.

Theo đánh giá tại Hội nghị, công tác quản lý rừng nói chung, rừng phòng hộ, đặc dụng nói riêng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận như: nâng cao độ che phủ rừng, năng cao chất lượng rừng, nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường, góp phần tạo sinh kế nâng cao đời sống người dân miền núi, vùng sâu, vùng xa nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Các khu rừng đặc dụng, phòng hộ đã dần kiểm soát được tình trạng xâm lấn, phá rừng, săn bắt động vật hoang dã trái pháp luật; năng lực công tác của cho đội ngũ cán bộ, người dân địa phương đã chuyển biến tích cực; cơ bản xác lập ổn định hệ thống rừng đặc dụng, phòng hộ về quy mô; công tác bảo tồn được quan tâm, phát triển, được các Tổ chức quốc tế và các quốc gia trong khu vực ghi nhận và tôn vinh.

 

 

Hội nghị toàn quốc về công tác quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ năm 2020 và tổng kết quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng (Nguồn: http://tongcuclamnghiep.gov.vn/)
 


 

Tuy nhiên, công tác quản lý hệ thống rừng đặc dụng, phòng hộ đang gặp những khó khăn thách thức cần có các giải pháp quyết liệt để thực hiện trong thời gian tới, như: hoạt động khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản, săn bắt động vật hoang dã trái pháp luật và lấn chiếm đất rừng vẫn còn diễn ra và ngày càng tinh vi, phức tạp hơn; suy thoái đa dạng sinh học và suy giảm chức năng phòng hộ ở một số khu rừng tự nhiên vẫn diễn ra; diện tích rừng nghèo, nghèo kiệt còn chiếm tỷ trọng lớn; phát triển du lịch sinh thái còn hạn chế, lại thiếu bền vững; một số Ban quản lý rừng thời gian qua đã triển khai thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, tuy nhiên, hầu hết các Ban quản lý rừng vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước.


 

Trong thời gian đến, Bộ Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về Tăng cường về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; Nghị quyết số 71/NQ- CP ngày 08/8/2017 của Chính phủ về Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW và pháp luật của Nhà nước. Ngoài ra, tiếp tục triển khai, thực hiện có hiệu quả Luật Lâm nghiệp, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật và Chỉ thị số 1788/CT-BNN-TCLN ngày 10/03/2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về nhiệm vụ, giải pháp trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và cho thuê môi trường rừng đặc dụng, phòng hộ./.

Tin liên quan